Ngủ hay bị chuột rút và cách khắc phục

Ngày đăng 22/09/2021 16:09

Tình trạng chuột rút bắp chân là tình trạng thường gặp ở mọi đối tượng, tình trạng này thường xảy ra khi ta luyện tập quá sức, vận động sai cách hay có thể xuất hiện cả trong khi ngủ. Thông thường, khi bị chuột rút, phần bị chuột rút sẽ xuất hiện cơn đau co thắt trong thời gian ngắn sau đó biến mất, vì vậy mọi người thường không quá để ý đến tình trạng này. Tuy nhiên nếu người bệnh bị chuột rút nhiều lần và thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

ngu-hay-bi-chuot-rut-va-cach-khac-phuc

Ngủ hay bị chuột rút và cách khắc phục

Chuột rút là tình trạng khi cơ bị co thắt đột ngột, tình trạng này có thể xảy ra bất kì lúc nào và người bệnh thường sẽ bị chuột rút mà không cảm nhận được dấu hiệu báo trước. Phần lớn các trường hợp xảy ra chuột rút là ở phần bắp chân hoặc bàn chân, phần cơ đùi hoặc tay cũng thỉnh thoảng có thể bị chuột rút bất ngờ.

ngu-hay-bi-chuot-rut-va-cach-khac-phuc-1

 Nguyên nhân vì sao người bệnh thường bị chuột rút ban đêm vẫn chưa được lí giải rõ ràng, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến chuột rút trong lúc ngủ mà người bệnh không nhận ra. Lí do đầu tiên dẫn tới tình trạng chuột rút là do cơ thể bị giữ nguyên trong một trạng thái quá lâu, không có sự vận động khiến các bó cơ bị căng cứng, dẫn đến tình trạng chuột rút. Khi các bó cơ bị căng cứng, nếu cớ thể đột ngột chuyển động cũng có thể dẫn đến chuột rút, tình trạng này xảy ra chủ yếu ở phần bắp chân. Với nguyên nhân như vậy, những người thường phải đứng hoặc ngồi lâu như nhân viên văn phòng, lễ tân, tài xế,… là những đối tượng dễ bị chuột rút.

ngu-hay-bi-chuot-rut-va-cach-khac-phuc-2

Ngược lại với những trường hợp ít khi vận động, nếu ta vận động quá mạnh, tạo áp lực lên cơ thể thì cũng có thể xảy ra tình trạng chuột rút. Sau một ngày dài làm việc, cơ thể đổ nhiều mồ hôi dẫn đến thiếu nước, nồng độ muối trong cơ thể thấp, thiếu chất điện giải và các chất cần thiết cũng có thể dẫn đến chuột rút vào ban đêm.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, có rất nhiều nguyên nhân cũng có thể dẫn tới tình trạng chuột rút như thiếu máu, rối loạn tuần hoàn máu, người bệnh mắc các bệnh lý như xơ gan, mỡ máu, suy thận, rối loạn thần kinh,…. Đặc biệt hơn, phụ nữ mang thai có lượng hóc môn trong cơ thể thay đổi nên cũng thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm.

ngu-hay-bi-chuot-rut-va-cach-khac-phuc-3

Để khắc phục tình trạng này, ta có thể thực hiện một số phương pháp giảm chuột rút tại nhà như massage cơ thể đơn giản bằng các động tác như ấn, vuốt, xoa để máu lưu thông dễ dàng đến các cơ, giảm tình trạng chuột rút. Nếu bị chuột rút khi ngủ, người bệnh nên cố gắng kéo gập bàn chân về phía đầu gối nhiều hết sức có thể. 

Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, cân bằng thời gian tập luyện và nghỉ ngơi để cơ thể không bị vận động quá sức, giúp hạn chế co thắt cơ dẫn tới chuột rút. 

ngu-hay-bi-chuot-rut-va-cach-khac-phuc-4

Nên tập thể dục đều đặn để cơ thể quen với các hoạt động tập luyện hàng ngày, các cơ và khớp xương thường xuyên được hoạt động sẽ giúp giảm nhiều bệnh liên quan đến xương khớp, giảm nguy cơ bị chuột rút. Ở nhà các bạn có thể sử dụng máy chạy bộ, giàn tạ đa năng, ghế massage để chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa chuột rút.