4 Huyệt đạo giúp trị bệnh cảm cúm

Ngày đăng 08/04/2021 15:50

Với đặc trưng thời tiết nước ta nhất là ở miền Bắc thì sự giao mùa sẽ là điều thường xuyên xảy ra trong năm. Đi kèm với điều này là số lượng vi rút theo mùa cũng sẽ phát sinh theo, gây ra những triệu chúng cảm cúm khó chịu cho người bệnh, có thể kể đến như: ho, đau họng, xì mũi, hắt hơi,... Mặc dù cảm cúm này không gây nguy hiểm cho tính mạng và cơ thể cũng sẽ tự khỏe mạnh lại sau một vài ngày nhưng những triệu chứng mà căn bệnh này gây ra lại không hề dễ chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 

4-huyet-dao-giup-tri-benh-cam-cum

4 Huyệt đạo giúp trị bệnh cảm cúm

Một trong số những phương pháp có thể ngăn ngừa và giảm bớt những chứng bệnh cảm cúm mà được nhiều người sử dụng lại không cần phải dùng đến thuốc thang đó là massage bấm huyệt. Sau đây sẽ là một số phương pháp thực hiện mà bạn có thể tham khảo:

1. Xoa bóp huyệt Nghinh hương:

4-huyet-dao-giup-tri-benh-cam-cum-1

huyệt đạo này nằm ở chân cánh mũi sang ngang hai bên, nằm ở điểm giao giữa miệng và rãnh mũi. Thực hiện gập ngón tay cái và sử dụng khớp ấn lên huyệt cho đến khi cảm giác thấy đau tức ở vị trí đó, nếu như có thể chịu đựng đến khi chảy nước mắt và cay mũi thì càng tốt hơn. Thực hiện day mỗi lần khoảng 60 giây và mỗi ngày hai lần sẽ giúp cho mũi được thông thoáng, giảm thiểu những triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi.

2. Xoa bóp huyệt Phong trì:

4-huyet-dao-giup-tri-benh-cam-cum-2

huyệt này nằm ở dưới gáy, dưới phần hộp sọ, phần lõm của chân tóc hai bên phần gáy. Thực hiện day hai bên huyệt đạo này nếu như có cảm giác đau trướng thì đã thực hiện chính xác vị trí. Tác dụng của huyệt này là thanh nhiệt cơ thể, thông lợi cho các cơ khớp.

3. Xoa bóp huyệt Ấn đường:

4-huyet-dao-giup-tri-benh-cam-cum-2

huyệt này nằm ở phần giao giữa đường ngang mà nối đỉnh chính trung với hai đỉnh lông mày. Có thể cho thêm tinh dầu vào vị trí này trước khi thực hiện, sử dụng ngón tay cái cùng với một tác động lực mạnh dần ấn lên vị trí huyệt trong khoảng 1 phút, có thể thực hiện lại sau vài giờ. Tác dụng của huyệt này là giảm đau đầu, dưỡng tâm, an thần, rất có lợi trong việc ngăn ngừa bệnh cảm cúm.

4. Xoa bóp huyệt Hợp cốc:

huyệt này nằm ở điểm giao giữa xương ngón trỏ và xương ngón tay cái. Sử dụng ngón tay bên này để thực hiện dùng một lực hơi mạnh bấm vào giữ trong khoảng 2 giây rồi thả ra và bấm lại. Tác dụng của huyệt này là có thể chữa được những bệnh cảm mạo cùng với các triệu chứng như sốt cao, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, giúp cho khí huyết cơ thể được lưu thông.

4-huyet-dao-giup-tri-benh-cam-cum-3

Ngoài ra nên kết hợp thêm chế độ dinh dưỡng và lối sông sinh hoạt khoa học trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng bệnh cảm cúm. Nên bổ sung thêm những dưỡng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể, thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức đề kháng với những căn bệnh bên ngoài.

Trên đây là một số phương pháp bấm huyệt chữa bệnh cảm cúm và một số điều lưu ý cần thiết. Hi vọng rằng các bạn có thêm được những kiến thức để giúp ích cho quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.

 

Tags : ghế massage cao cấp, thiết bị phục hồi chức năng.