Làm thế nào để hết cảm cúm mà không cần phải dùng thuốc

Ngày đăng 09/09/2020 11:28

Tin liên quan

Bệnh cảm là bệnh mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Bệnh cảm bao gồm cảm lạnh và cảm cúm. Một số những triệu chứng của bệnh cảm có thể dễ dàng nhận thấy chính là sốt, nhức đầu, ngạt mũi và sổ mũi, hắt hơi, ho, đau họng. 

lam-the-nao-de-het-cam-cum-ma-khong-can-phai-dung-thuoc

Làm thế nào để hết cảm cúm mà không cần phải dùng thuốc

Để trị bệnh cảm, ngoài việc uống thuốc do bác sĩ chỉ định, người bệnh nên dành chút thời gian để massage bấm huyệt giúp cơ thể đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là một số cách day bấm huyệt mà người bệnh có thể áp dụng.

1) Massage bấm huyệt Nghinh Hương

lam-the-nao-de-het-cam-cum-ma-khong-can-phai-dung-thuoc-1

Huyệt này có tác dụng làm thông mũi, điều trị nghẹt mũi, khô mũi họng, chảy nước mắt, hắt hơi. Vị trí của huyệt nằm ở chân cánh mũi dịch sang ngang, nơi giao với rãnh mũi và miệng. Bạn dùng khớp ngón cái ấn lên huyệt, đến khi cảm thấy đau là được. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, mỗi lần day khoảng 1 phút.

2) Massage bấm huyệt Liệt Khuyết

lam-the-nao-de-het-cam-cum-ma-khong-can-phai-dung-thuoc-2

Huyệt Liệt Khuyết là một huyệt nhỏ, vị trí của huyệt nằm bên cạnh cổ tay. Dùng ngón cái của tay còn lại day nhẹ cho đến khi nóng huyệt. Mỗi ngày day 2-3 lần.

3) Massage bấm huyệt Hợp Cốc

Vị trí huyệt Hợp Cốc nằm ở khe chính giữa điểm kết nối ngón trỏ và ngón cái, hơi lệch nhiều hơn một chút về phía ngón trỏ. Bạn sử dụng ngón tay cái massage nhẹ nhàng, sau đó day ấn huyệt với một lực từ nhẹ đến mạnh,bấm và giữ huyệt Hợp Cốc trong vài phút rồi thả ra hoặc đan chéo hai hõm tay vào nhau rồi xoa bóp và ấn giữ huyệt vị này.Hãy thực hiện bấm huyệt này bất cứ khi nào bạn rảnh. 

lam-the-nao-de-het-cam-cum-ma-khong-can-phai-dung-thuoc-3

4) Massage bấm huyệt Ngoại Quan

Từ nếp gấp cổ tay, bạn đo lên phía trên cánh tay cỡ khoảng 3cm, nằm giữa 2 đường gân cẳng tay là huyệt Nội Quan, lấy đối diện ra mặt ngoài cẳng tay là huyệt Ngoại Quan. Bạn dùng ngón tay cái day ấn huyệt từ nhẹ đến mạnh. 

lam-the-nao-de-het-cam-cum-ma-khong-can-phai-dung-thuoc-5

5) Massage bấm huyệt Khúc Trì

Bạn có thể xác định huyệt bằng cách nâng cẳng tay vuông góc với cánh tay, huyệt sẽ nằm cuối cùng ở nếp gấp tại khuỷu tay. Bạn hãy day ấn huyệt với một lực từ nhẹ đến mạnh.

6) Massage bấm huyệt Phong Trì

lam-the-nao-de-het-cam-cum-ma-khong-can-phai-dung-thuoc-6

Vị trí huyệt Phong Trì ở chỗ hóm chân tóc, sau mỏm xương chũm, sát với bờ trong xương chẩm và ở phía sau tai. Bạn dùng ngón tay cái đặt vào vị trí huyệt hai bên, day và ấn trong khoảng 1 – 3 phút. 

7) Massage bấm huyệt Ngư Tế

Khi gập ngón trỏ vào lòng bàn tay, vị trí mà ngón tay chạm vào trong lòng bàn tay chính là vị trí của huyệt Ngư Tế. Bạn nên day ấn từ nhẹ đến mạnh.

lam-the-nao-de-het-cam-cum-ma-khong-can-phai-dung-thuoc-7

8) Massage bấmhuyệt Ấn Đường và huyệt Thái Dương

Huyệt Ấn Đường nằm giữa 2 đầu lông mày, ngay trên đầu mũi. Bạn có thể sử dụng chút dầu gió lên huyệt rồi dùng ngón tay cái day, ấn từ nhẹ đến mạnh trong khoảng 1 phút. Ngoài huyệt Ấn Đường thì huyệt Thái Dương cũng là một huyệt vị đem lại hiệu quả. Hãy dùng ngón tay giữa day ấn đồng thời hai huyệt thái dương từ nhẹ đến mạnh trong 2 phút.

Trên đây là cách massage bấm huyệt tại các huyệt cần lưu ý. Bạn có thể tự mình thực hiện massage. Hãy kiên nhẫn duy trì việc massage bấm huyệt tốt nhất 3 lần/ngày để bệnh cảm nhanh chóng biến mất, cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn. Bạn cũng có thể trang bị ghế massage toàn thân có hệ thống cảm biến quang học quét cơ thể để tiện massage bấm huyệt mỗi ngày.